Đặc điểm bệnh giang mai ở phụ nữ

Chị em cũng thấy một số triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ bắp. Đây cũng là giai đoạn chị em dễ lây nhiễm cho bạn tình nếu không có cách quan hệ an toàn.


Giang mai là bệnh xã hội thường gặp ở rất nhiều người, bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục ở cả nam lẫn nữ. Trong phạm vi cụ thể, cùng các bác sĩ phòng khám đa khoa Thiên Tâm tìm hiểu bệnh giang mai ở phụ nữ.

và cách phòng tránh (Hình minh họa)

Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể, sau thời gian ủ bệnh từ 2-4 tuần, nhanh nhất là 10 ngày, chậm nhất là 90 ngày bệnh sẽ có biểu hiện ra bên ngoài. Thông thường phụ nữ dễ bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục hơn là nam giới do cấu tạo cơ quan sinh dục của người phụ nữ thường rộng và nông tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập.

Theo thống kê có khoảng 95% phụ nữ bị nhiễm khuẩn giang mai do quan hệ tình dục, bị lây nhiễm qua quá trình giao hợp. Không những thế xoắn khuẩn giang mai có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với những vết trầy xước trên da và niêm mạc miệng. Khi phụ nữ mang thai mà bị giang mai thì rất dễ lây bệnh cho thai nhi qua dây rốn.

Khi có những triệu chứng bệnh giang mai, chị em nên để ý để có cách chữa trị kịp thời vì giang mai là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Có nhiều trường hợp phụ nữ bị bệnh giang mai đã gọi điện cảm ơn bác sĩ của phòng khám đa khoa Thiên Tâm đã có những tư vấn chính xác để chị em khỏi bệnh.

Chị Liên ở Thái Bình nói: “Rất cảm ơn bác sĩ phòng khám đa khoa Thiên Tâm đã tư vấn, khám và điều trị bệnh kịp thời cho vợ chồng tôi. Đến giờ đã được 2 năm, bệnh đã khỏi hẳn và không có dấu hiệu tái phát. Trước đây tôi đã rất suy sụp, lo lắng khi biết chồng mình quan hệ với gái mại dâm rồi lây bệnh cho vợ. Anh ấy chỉ quan hệ ngoài luồng duy nhất một lần nhưng đã bị nhiễm khuẩn giang mai. Khi xuất hiện những vết loét trên da và trên bộ phận sinh dục vợ chồng tôi đã đi khám, bệnh mới phát triển ở giai đoạn đầu nên bác sĩ khuyên tôi chữa trị sớm. Tôi tin tưởng và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ, bệnh đã được trị dứt điểm, xoắn khuẩn giang mai không có cơ hội ẩn bên trong vợ chồng tôi nữa. Chồng tôi hối hận vô cùng, luôn làm mọi việc để bù đắp cho vợ”. Chị Liên phấn khởi chia sẻ.

Triệu chứng bệnh giang mai ở phụ nữ.

Giai đoạn 1.

Xuất hiện các vết loét nông, không ngứa không đau, không có mủ gọi là săng giang mai. Các săng giang mai mọc chủ yếu ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, môi, lưỡi, có thể lan ra hậu môn và miệng.

Các săng giang mai xuất hiện ở nơi nào thì nơi đó đã bị vi khuẩn xâm nhập, cùng với đó là nổi hạch ở bẹn cứng và không đau. Săng giang mai là dấu hiệu rất quan trọng để chị em phát hiện và điều trị kịp thời.

Giai đoạn 2.

Thời kỳ này xoắn khuẩn giang mai đã theo máu xâm nhập khắp cơ thể.

Xuất hiện nốt phát ban màu hồng đào ở tứ chi, lòng ban tay, bàn chân. Các nốt ban có bề mặt khô ráp, không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra nốt ban còn mọc ở quanh cổ họng, cổ tử cung, miệng.

Chị em cũng thấy một số triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ bắp. Đây cũng là giai đoạn chị em dễ lây nhiễm cho bạn tình nếu không có cách quan hệ an toàn.

Giai đoạn 3.

Nếu bệnh giang mai không được điều trị, phụ nữ sẽ có những triệu chứng nặng điển hình là giang mai làm tổn thương đến các dây thần kinh gây viêm màng não, mù mắt, tê liệt, mất trí nhớ thậm chí gây tử vong.

Để hạn chế tối đa sự lây lan và phát triển của bệnh giang mai, chị em phụ nữ nên trang bị cho mình những cách phòng tránh như:

Có cuộc sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Trong thời kỳ mẹ bị bệnh giang mai không nên có con vì rất dễ lây truyền cho thai nhi hoặc gây sảy thai.
Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục.
Không dùng chung quần áo, khăn tắm với chồng khi chồng bị giang mai.
Cùng chồng đi khám chuyên khoa sớm để có cách chữa trị sớm, điều trị dứt điểm bệnh giang mai.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *