Những nguyên nhân gây ra bệnh xã hội là gì

– Kiểm tra sức khỏe: Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe khi nghi ngờ một trong hai người có quan hệ tình dục với một người khác mà không chắc chắn người đó có nhiễm hay không.


Bệnh xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh có ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội do mức độ nguy hiểm và tỷ lệ mắc bệnh cao, khả năng lan truyền mạnh mẽ. Hầu hết các bệnh xã hội đều làm suy giảm khả năng sinh sản, thậm chí vô sinh ở cả nữ giới và nam giới. Các bệnh xã hội nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Vậy, nguyên nhân gây ra bệnh xã hội là gì?

là do đâu?

Bao gồm các bệnh xã hội phổ biến như: giang mai, sùi mào gà, lậu, mụn rộp sinh dục,… Mỗi loại bệnh xã hội lại do những loại vi rút hoặc vi khuẩn khác nhau gây ra. Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema pallidum hay con gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra. Bệnh sùi mào gà do vi rút Human papilloma, viết tắt HPV gây ra. Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae chlamydia gây ra. Mụn rộp sinh dục do một loại vi rút cực kì nguy hiểm có tên Herpes simplex, viết tắt là HSV gây ra.

Nguyên nhân mắc các bệnh xã hội là do đâu?

Tuy nhiên, các bệnh xã hội trên đều có những điểm chung là lây lan truyền bệnh qua một số con đường, đó là: đường tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh; truyền từ mẹ sang con; và lây nhiễm bệnh qua dùng chung vật dụng cá nhân.

– Lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn

Đường tình dục được coi là con đường chủ yếu lây truyền các bệnh xã hôi nói chung. Những người khỏe mạnh có quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ không sử dụng bao cao su, quan hệ qua đường miệng, quan hệ cửa sau) với người nhiễm bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh. Thực tế cho thấy, có những người chỉ có quan hệ suy nhất 1 lần với người bệnh cũng bị mắc bệnh. Hơn nữa, các bệnh xã hội có thời gian ủ bệnh tương đối, không có triệu chứng rõ ràng nên khiến bệnh lan truyền càng nhanh chóng và mạnh mẽ.

– Lan truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai mắc bệnh xã hội có nguy cơ cao lan truyền cho thai nhi. Vì vi khuẩn, vi rút gây bệnh xã hội có thể lây truyền sang thai nhi qua đường máu hoặc đường sinh nở thường. Vậy nên, khi mang thai mà không may mắc bệnh xã hội, thai phụ cũng cần hết sức chú ý thăm khám bác sĩ thường xuyên để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh trường hợp lây bệnh cho thai nhi.

– Lây nhiễm qua dùng chung vật dụng cá nhân

Vi khuẩn, vi rút gây bệnh có thể kí sinh trong một khoảng thời gian nhất định ở các vật dụng cá nhân như khăn mặt, quần áo, … Nó có thể lây truyền người khỏe mạnh khi dùng chung. Dưới đây là các hiệu quả.

Cách phòng ngừa tránh mắc các bệnh xã hội

Nguyên nhân và con đường lây truyền các bệnh xã hội chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh xã hội, tốt nhất là sử dụng các phương pháp quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm mầm bệnh.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh xã hội để có cách phòng bệnh

– Tránh quan hệ tình dục: Vi khuẩn, vi rút gây các bệnh xã hội rất dễ lan truyền qua đường âm đạo, miệng, hậu môn. Có nhiều người cho rẳng quan hệ bằng miệng hoặc cửa sau sẽ tạo cảm hứng, kích thích, khoái cảm khi quan hệ. Nhưng thực ra, quan hệ như vậy rất nguy hiểm cho cả hai bên nam, nữ. Vì vậy, để tránh các bệnh xã hội lây lan qua đường tình dục bạn nên tránh quan hệ qua âm đạo, miệng hoặc hậu môn.

– Quan hệ tình dục chung thủy: Bạn chỉ nên có quan hệ tình dục với duy nhất một đối tác với điều kiện đối tác đó không mắc phải các bệnh lan truyền qua đường tình dục và người đó cũng chỉ có quan hệ với mình bạn.

– Sử dụng bao cao su đúng cách: Bạn nên sử dụng bao cao su đúng cách trong bất cứ lần nào bạn có quan hệ tình dục để đảm bảo sự an toàn, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Hiện nay có rất nhiều loại bao cao su “tự nhiên” không gây ngứa ngáy, dị ứng rất an toàn đối với người sử dụng.

– Kiểm tra sức khỏe: Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe khi nghi ngờ một trong hai người có quan hệ tình dục với một người khác mà không chắc chắn người đó có nhiễm bệnh xã hội hay không.

Bệnh xã hội ngoài còn đường lây truyền qua đường tình dục, nó còn lây truyền qua các con đường khác như: lây nhiễm gián tiếp (dùng chung vật dụng cá nhân), lây qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con. Vì vậy để ngăn ngừa các bệnh xã hội, bạn tuyệt đối không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Nếu người mẹ phát hiện bản thân mắc bệnh xã hội thì không nên sinh con, đợi khi điều trị khỏi thì hãy sinh con, nếu đang mang thai thì nên tiến hành sinh bằng phương pháp mổ, phẫu thuật để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *