Khi người lành mang virus viêm gan B.

Không cho máu hoặc nếu có bị chấn thương làm chảy máu, tổn thương cần cho người xử lý vết thương, người tiêm thuốc cho mình biết mình đang là người mang HBV.


Cảnh giác với ở người lành mang bệnh

Khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể, ở người trưởng thành có sức khỏe tốt, sức đề kháng mạnh, viêm gan B thường không có biểu hiện gì hoặc có thể có những biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, nước tiểu vàng đậm. Ở những người viêm gan cấp tính thì triệu chứng lâm sàng rõ ràng hơn như vàng da, vàng niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc…

Đối với người ở thể người lành mang bệnh thì không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Nhưng khi cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng yếu hay do một tác nhân nào đó làm cho virus viêm gan B tái hoạt động mà người bệnh không biết thì nó sẽ âm thầm tàn phá tế bào gan của người bệnh, từ đó nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan là rất cao.

Hơn nữa ở người đã nhiễm viêm gan B, cho dù ở thể người lành mang bệnh thì virus cũng đã tồn tại trong cơ thể người bệnh và do đó virus viêm gan B vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu, đường tình dục, mẹ truyền cho con.

Có nên điều trị và tiêm phòng vắc-xin không?

Đối với người nhiễm virus viêm gan B ở thể không hoạt động hay còn gọi là người lành mang virus thì virus tạm thời không hoạt động nên chưa cần phải điều trị gì cũng như không cần tiêm vacxin Viêm gan B nữa.

Tuy vậy, những bệnh nhân này cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần, làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến virus viêm gan B như HbsAg, HbeAg, HBV – DNA để được theo dõi thật chặt chẽ để có cách phòng ngừa kịp thời, đề phòng virus viêm gan B tái hoạt động. Khả năng vi rút chuyển từ thể không hoạt động sang thể hoạt động là không hề nhỏ ( tỷ lệ trung bình là 50% ).

Người lành mang HBV nên làm gì?

Cần khám sức khỏe và xét nghiệm định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Tuyệt đối kiêng rượu, bia, thuốc lá và các loại nước giải khát có cồn và ăn các thực phẩm sinh lạnh.

Tăng cường lượng rau xanh, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quá chín tươi). Không ăn các loại thức ăn cay nóng, chua, mặn, ngọt, các món ăn được chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu,… dễ gây đầy bụng, tiêu chảy ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, sẽ tổn hại cho gan.

Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng để tránh lây nhiễm cho người thân, nếu sinh hoạt tình dục cần có biện pháp phòng hữu hiệu cho đối tác là dùng bao cao su, vận động người thân đi xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B.

Cần có cuộc sống thoải mái, tinh thần lạc quan và nên rèn luyện sức khỏe phù hợp với điều kiện của bản thân như: Tập luyên thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, đi bộ, bơi lội hoặc chơi cầu lông.

Không cho máu hoặc nếu có bị chấn thương làm chảy máu, tổn thương cần cho người xử lý vết thương, người tiêm thuốc cho mình biết mình đang là người mang HBV.

Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau – chống viêm.

Mặc dù người nhiễm virus viêm gan B ở thể người lành mạng bệnh chưa làm bệnh nhân nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không có hiểu biết cụ thể về nó và không có các biện pháp phòng tránh thì rất dễ làm virus viêm gan B chuyển sang hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế bệnh nhân ở thể người lành mang virus cần đi kiểm tra và làm các xét nghiệm chuyên sâu định kỳ để nắm bắt tình hình hoạt động của virus, từ đó có phương án điều trị kịp thời và phù hợp, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *