Biểu hiện bệnh giang mai qua từng giai đoạn phát triển bệnh

Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở vùng quy đầu, dương vật, rãnh bao quy đầu, miệng hoặc hậu môn và nữ giới thì săng giang mai sẽ xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm đạo, âm hộ, môi, lưỡi.


Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Theo các chuyên gia nhận định, mức độ nguy hiểm của chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ HIV, như vậy mọi người cũng biết được mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây lan của . Vì vậy, việc có những kiến thức nhất định liên quan đến , đặc biệt là những biểu hiện của có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Thiên Tâm sẽ giúp bạn nhận biết được .

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 1

– Sau thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 90 ngày, vi khuẩn sẽ phát triển trong cơ thể người bệnh và gây ra săng giang mai. Săng giang mai là các vết loét xuất hiện ở những nơi có tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Ở nam giới, săng giang mai thường xuất hiện ở vùng quy đầu, dương vật, rãnh bao quy đầu, miệng hoặc hậu môn và nữ giới thì săng giang mai sẽ xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm đạo, âm hộ, môi, lưỡi.

– Săng giang mai có đặc điểm là nông, hình tròn hoặc cũng có thể là hình bầu dục có kích thước từ 0,3 đến 3 cm, bờ nhẵn, có màu đỏ, không gây ngứa và đau, đây là một dạng viêm loét. Ngoài ra, người bị bệnh giang mai còn kèm theo hiện tượng nổi hạch ở hai bên vùng bẹn.

– Các biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 1 có thể tự mất đi sau khoảng 3 đến 6 tuần kể cả khi người bệnh không điều trị, điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi nhưng thực chất bệnh vẫn tiếp tục phát triển trong cơ thể người bệnh.

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2

Những biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2 thường xuất hiện sau 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1 với các biểu hiện như:

– Xuất hiện những nốt ban đối xứng có màu hồng như hoa đào, không gây ngứa và có thể tự mất đi. Những nốt ban này thường khu trú ở hai bên mạng sườn, bụng, ngực và cả chi trên.

– Khi bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn 2 người bệnh có thể xuất hiện những mảng sần, những nốt phỏng nước và những vết loét trên da, niêm mạc. Những nốt sần này thường có nhiều kích thước khác nhau và không liên kết với nhau tạo thành các mảng.

– Tại các vùng ẩm ướt của cơ thể, phát ban này thường rộng, bằng phẳng và có màu trắng hoặc có những tổn thương giống như những mụn cóc.

– Ngoài những biểu hiện trên, bệnh giang mai còn kèm theo một số những triệu chứng khác như sốt, đau họng, sụt cân, đau đầu, nổi hạch và người luôn cảm thấy mệt mỏi và biểu hiện trên cũng có thể tự biến mất sau 3 – 6 tuần.

giai đoạn 3

– Giai đoạn 3 là giai đoạn cuối cùng của bệnh giang mai. Lúc này, xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào cơ thể người bệnh và gây ra những tổn thương trầm trọng cho mọi cơ quan trong cơ thể. Giang mai giai đoạn này được chia thành 3 hình thức khác nhau là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *