Bệnh ghẻ và những điều cần phải biết
Điều trị toàn thân: Sử dụng các thuốc chống ngứa, an thần, kháng sinh phòng bội nhiễm, dùng thuốc điều trị ghẻ toàn thân kèm theo.
Ghẻ rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua quan hệ tình dục.
Tổn thương đặc hiệu của ghẻ là các rãnh ghẻ và mụn nước, thường khu trú ở vùng da non như kẽ ngón tay, cổ tay, lòng bàn tay, quanh rốn, phần dưới bụng, hang, dưới bàn tọa, kẽ hậu môn, bộ phận sinh dục.
Nguyên nhân và đường lây truyền
– Bệnh do cái ghẻ Scarcoptes scabiei hominis gây nên.
– Bệnh xảy ra và dễ lây lan thành dịch ở những nơi kém vệ sinh.
– Bệnh lây trực tiếp giữa người với người qua bắt tay, ôm.
– Lây gián tiếp qua quần áo chăn màn, đồ dùng cá nhân.
– Lây qua đường tình dục.
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh 10 – 15 ngày, bệnh toàn phát với các triệu chứng sau:
Tổn thương đặc hiệu ở vị trí đặc biệt
– Vị trí đặc biệt: Lòng bàn tay , kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách,quanh rốn, mông, 2 chân, đặc biệt nam giới hầu như 100% có tổn thương ở qui đầu ,thân dương vật. Phụ nữ còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân,lòng bàn chân, ghẻ ít khi có tổn thương ở đầu mặt.
– Tổn thương đặc hiệu của ghẻ là luống ghẻ và mụn nước (còn gọi là mụn trai và đường hang). Đường hang do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2 – 3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám,không khớp với hằn da, ở đầu đường hang có mụn nước 1 – 2 mm đường kính, chính là nơi cư trú của cái ghẻ.
Tổn thương thứ phát
– Vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt.., sẹo thâm màu, bạc màu. Do nhiều loại tổn thương thứ phát tạo nên hình ảnh được ví như bức tranh “khảm xà cừ”, “hình hoa gấm”.
– Những tổn thương thứ phát và biễn chứng nhiễm khuẩn, viêm da, chàm hoá thường che lấp, làm lu mờ tổn thương đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán.
Ngứa: Ngứa nhiều nhất là về đêm ,lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang.Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn….
Những tổn thương do bệnh ghẻ ở kẽ ngón tay: Nguồn internet
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
– Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan, không gãi, không tự ý sử dụng thuốc.
– Tắm sạch lau khô trước khi bôi thuốc hay xịt theo chỉ định của bác sĩ, cần dùng liên tục từ 10-15 ngày.
– Quần áo, chăn màn, chiếu gối nên giặt tẩy thật sạch, có thể luộc sôi, phơi nắng, ủi nóng trước khi mặc để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm và lây lan. Không dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân.
– Để thuốc tiếp xúc đủ thời gian, sau đó tắm sạch sẽ bằng xà phòng.
– Bệnh tái phát từng đợt theo chu kì nên cần điều trị lại theo đúng phương pháp.
– Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người trong gia đình, lớp học, tập thể.
Điều trị tại chỗ bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị toàn thân: Sử dụng các thuốc chống ngứa, an thần, kháng sinh phòng bội nhiễm, dùng thuốc điều trị ghẻ toàn thân kèm theo.
Phòng bệnh
Cá nhân:
– Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
– Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ (bắt tay, ngủ chung, giặt và phơi đồ chung).
– Nếu mình bị ghẻ tránh tiếp xúc với người xung quanh, dùng đồ đạc riêng.
– Đi khám sớm ngay sau khi có những triệu chứng của bệnh.
Nguồn ảnh: Internet.
Gia đình:
– Khi có người trong gia đình bị ngứa phải kiểm tra và đi khám ngay.
– Vệ sinh chăn màn, giường chiếu, đồ dùng cá nhân.
Cộng đồng:
– Điều trị cả người tiếp xúc với người bệnh nếu có sinh hoạt hoặc sử dụng chung đồ
– Tuyên truyền tránh lây lan thành dịch.
– Tổ chức khám phát hiện ghẻ trong cộng đồng nhất là trong nhà trẻ, doanh trại, trại giam, kí túc xá, viện dưỡng não…
Ghẻ là một bệnh ngoài da gây ngứa, nếu không được được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây dịch. Cũng như một số bệnh ngoài da khác, bệnh ghẻ không gây chết người nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe, lao động, học tập, công tác của người bệnh. Trong khi đó ghẻ hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Leave a Reply